Ngày nay, nhu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch chất lượng nông sản của người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là của các thị trường nước ngoài “khó tính” đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải thúc đẩy liên kết sản xuất trên toàn chuỗi giá trị.
Đối với các doanh nghiệp hướng nội hoặc xuất khẩu nông sản thì yêu cầu này trở nên ngày càng “khắt khe” hơn. Một số thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu hiện nay đã “dịch chuyển” kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm ra khỏi biên giới của nước nhập khẩu sang “trực tiếp” ngay tại nước sở tại. Hoặc trong thị trường trong nước, kiểm định chất lượng nông sản với các tiêu chuẩn VietGap, GoGap,… ngày càng tạo được niềm tin cho khách hàng. Do đó, kiểm định chất lượng nông sản đã dần được quan tâm hơn ở các doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản là toàn bộ thuộc tính về chất lượng của nông sản trong mắt người tiêu dùng và thuộc tính về chất lượng của nông sản đối với yêu cầu của người tiêu dùng. Kiểm nghiệm chất lượng nông sản nhằm trả lời cho câu hỏi các loại nông sản được sản xuất và đưa ra thị trường có đáp ứng được các mục tiêu và tiêu chuẩn, quy đinh hiện hành hay không.
Có 7 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng:
Các chỉ tiêu về dinh dưỡng:
Chất lượng dinh dưỡng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản quan trọng nhất của thực phẩm. Một mặt hàng nông sản có hàm lượng dinh dưỡng cao là mặt hàng đó phải có khả năng thỏa mãn nhiều nhất các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng như:
- Nước
- Năng lượng
- Muối khoáng
- Vitamin
- Các chất có hoạt tính sinh học khác.
Các chỉ tiêu về chất lượng cảm quan và chất lượng ăn uống
Các chỉ tiêu cảm quan của nông sản gồm:
|
Các chỉ tiểu chất lượng ăn uống của nông sản gồm:
|
Các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa
- Chất lượng hàng hóa để xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản bao gồm:
- Chất lượng bao gói
- Chất lượng vận chuyển
- Chất lượng thẩm mỹ
- …
Các chỉ tiêu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí
- Dư lượng thuốc trừ sâu và chất hóa học bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp
- Quy trình chế biến, bảo quản và bày bán nông sản
- …
Các chỉ tiêu về chất lượng chế biến
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản về chất lượng chế biến được chia thành 2 nhóm chính là nông sản dùng để ăn và nông sản dùng để chế biến:
- Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để ăn bao gồm chỉ tiêu cảm quan, chất lượng ăn uống, nấu nướng.
- Chỉ tiêu đối với nhóm nông sản dùng để chế biến bao gồm chỉ tiêu về hàm lượng chất khô và hàm lượng các chất mong muốn sau chế biến.
Các chỉ tiêu về chất lượng giống
- Chất lượng giống được đánh giá là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của cây trồng và nông sản. Một hạt giống hay củ giống có chất lượng cao phải đáp ứng các chỉ tiêu như:
- Dịch hại tiềm tàng ít nhất
- Có tuổi sinh lý hay còn gọi là tuổi cá thể phù hợp
- Sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất.
Các chỉ tiêu về chất lượng bảo quản
- Chất lượng bảo quản của nông sản là chỉ tiêu dùng để đảm bảo nông sản được bán ra là mặt hàng sạch nhất và tốt nhất cho sức khỏe. Chất lượng bảo quản được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu như:
- Độ hoàn thiện của nông sản
- Tình trạng vỏ của nông sản
- Độ cứng của nông sản
- Độ chứa của vi sinh vật hại tiềm tàng.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản được thực hiện trên các nền mẫu:
|
Các sản phẩm khác. |
Được thực hiện cụ thể đối với các chỉ số:
- Chất dinh dưỡng đa lượng: Protid, lipid, carbohydrat, aminoacid, sợi cellulosic…
- Chất dinh dưỡng vi lượng: Vitamin, nguyên tố vi lượng.
- Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hương liệu, các chất tạo ngọt; các phụ gia tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thụ như xơ tiêu hoá, enzyme, DHA, EPA…
- Dư lượng các kháng sinh và các hoá chất khác: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines,… trong thực phẩm, thuỷ hải sản.
- Dư lượng thuốc BVTV họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.