Các nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp

Mục lục

Nhân tố tự nhiên (Điều kiện tự nhiên)

Bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái, nước, đất đai rừng, biển, tài nguyên khoáng sản khác… có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn đầu của các nư­ớc đang phát triển th­ường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có đư­ợc từ nguồn tài nguyên chư­a qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.

Tài nguyên thiên nhiên cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Việc tích luỹ vốn đối với hầu hết các nư­ớc đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nư­ớc và thu hút vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài.

Tuy nhiên với những n­ước đã đ­ược thiên nhiên ­ưu đãi nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nư­ớc.

Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là một yếu tố không ổn định trên thị tr­ường thế giới.

Điều này cho phép những nư­ớc có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng tr­ưởng trong những điều kiện ổn định.Trong khi những nư­ớc ít may mắn hơn về tài nguyên phải căng thẳng để điều chỉnh sự lên xuống về giá cả khi phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu.

Nhân tố khoa học và công nghệ

Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay.

Theo Bộ NN & PTN thì năm 2015 thành tựu KH&CN đóng góp 40% GDP ngành nông nghiệp và mục tiêu là 50% đến năm 2020. Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (CNC) và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm 30% giá trị sản xuất các sản phẩm chủ yếu năm 2015 và mục tiêu là 50% vào năm 2020.

Trong ngành thuỷ sản đóng góp lớn nhất của KH&CN là công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng, chế biến giúp tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản.

Nhân tố con người (Nguồn lao động)

Nông dân Việt Nam chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề, 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước.

Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức đầy đủ.

Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp.

Việc liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) hiện đang còn là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm.

Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường.

Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều; chất lượng lao động rất thấp. Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập.

Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội. Trong những năm đổi mới, kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thì còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nước được khảo sát.

Nhân tố vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng ở nông thôn

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng: từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và trở về sản xuất.

Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn.

Còn xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và bền vững.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp

Nguyễn Bình

Mình học Kỹ Sư Nông Học tại Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM. Mình yêu thích thiên nhiên và cây cỏ từ bé, blog là nơi trải lòng và ghi nhớ lại những kiến thức bản thân đã học tập.

Gợi ý cho bạn